Thuốc Esotrax 40 giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Mua chính hãng ở đâu?

Tham vấn y khoa: Kate Berry
Thuốc Esotrax 40

Ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng xảy ra rất phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhằm cải thiện và điều trị tình trạng này, thuốc Esotrax 40 được nhiều bác sĩ, dược sĩ tin dùng để trong điều trị cho bệnh nhân của họ. Vậy Esotrax 40 giá bao nhiêu? Gồm những thành phần gì?…. Hãy cùng National eHealth tìm hiểu về thuốc này trong bài viết dưới đây.

Esotrax 40 là thuốc gì?

Esotrax 40[1] Theo DrugBank.vn, “Thông tin thuốc Esotrax 40”, xem tại: https://drugbank.vn/thuoc/Esotrax-40&VN-19701-16 (Truy cập ngày 30/09/2021)  là thuốc kê đơn nhằm điều trị một số bệnh viêm loét trên đường tiêu hóa. Bạn có thể nhận biết sản phẩm qua một số thông tin bao bì dưới đây:

  • Nguồn gốc: Xuất xứ từ Ấn Độ.
  • Công ty sản xuất: Công ty Mepro Pharmaceuticals Pvt.Ltd sản xuất.
  • Công ty nhập khẩu và đăng ký: Công ty Lupin Limited.
  • Số đăng ký: VN-19701-16.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
  • Cách đóng gói sản phẩm: Hộp 3 vỉ × 10 viên.
  • Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thuốc Esotrax 40 giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, Esotrax 40 đang được bán với mức giá 440.000 đồng cho 1 hộp 30 viên. Giá bán của sản phẩm có thể dao động không đáng kể giữa các cơ sở kinh doanh.

Mua Esotrax 40 chính hãng ở đâu?

Nhà thuốc Việt Pháp 1 - địa chỉ mua Esotrax 40 chính hãng tại Hà Nội
Nhà thuốc Việt Pháp 1 – địa chỉ mua Esotrax 40 chính hãng tại Hà Nội

Hiện nay, sản phẩm có thể được mua dễ dàng ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc mua tại các địa chỉ uy tín để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng.

Nhà thuốc Việt Pháp 1 là địa điểm mà bạn có thể yên tâm khi mua các sản phẩm về thuốc và thực phẩm chức năng tại đây. Chúng tôi đảm bảo bạn sẽ hài lòng khi đặt mua và sử dụng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Quẩy 102 – tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0962.260.002.

Thành phần của mỗi viên Esotrax 40

Thành phần của thuốc Esotrax 40
Thành phần của thuốc Esotrax 40

Mỗi viên nén bao phim được tạo nên từ:

  • Hoạt chất: 40mg Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magie trihydrat).
  • Tá dược vừa đủ 1 viên, gồm: Magnesi Stearat, Magnesi carbonat, Natri starch glycolat, Cellulose tinh thể, sillicon dioxyd keo, bột talc, tinh bột ngô, nước tinh khiết.

Tác dụng

Với thành phần chính Esomeprazol (dạng đồng phân S-của omeprazol) có tác dụng là chất ức chế đặc hiệu bơm acid ở tế bào thành ở dạ dày theo cơ chế: Ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất axit dạ dày do liên kết cộng hóa trị với nhóm sulfhydryl của cystein ​​được tìm thấy trên enzym (H +, K +) – ATPase ở bề mặt bài tiết của tế bào thành dạ dày. Dẫn đến acid không được tiết vào lòng ruột.

Nhờ cơ chế trên thuốc giúp điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh như:

  • Điều trị hội chứng trào ngược.
  • Điều trị và phòng ngừa tái phát viêm thực quản do trào ngược.
  • Triệu chứng hơi.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Chữa loét dạ dày – tá tràng.
  • Kết hợp với thuốc thích hợp để diệt Helicobacter pylori.
  • Xuất huyết tiêu hóa.

Chỉ định

Esotrax 40 được chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau[2] Theo EMC, “Chỉ định của Esomeprazole 20 mg”, xem tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12019/smpc (Truy cập ngày 30/09/2021) :

  • Điều trị viêm thực quản do trào ngược, phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Dùng phối hợp với kháng sinh thích hợp để loại bỏ H.pylori và chữa lành loét tá tràng và phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng ở người có nhiễm H.pylori.

Cách dùng – liều lượng

Hộp thuốc Esotrax 40
Hộp thuốc Esotrax 40

Cách dùng

Bạn có thể sử dụng thuốc dễ dàng bằng đường uống với một cốc nước đủ lớn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên nuốt cả viên còn nguyên chứ không nên nhai hay nghiền nát.

Đối với người bị khó nuốt, có thể phân tán viên thuốc trong nửa ly nước không chứa carbonate (không nên nhai hay nghiền nát các vi hạt tạo thành sau phân tán). Nên uống sớm trong vòng 30 phút, sau đó tráng lại ly bằng nửa ly nước và uống.

Liều lượng

Liều lượng của thuốc được khuyến cáo tùy vào từng đối tượng cụ thể:

  • Đối với bệnh viêm thực quản do trào ngược: Dùng một liều 40mg/1 lần/ngày và kéo dài 4 tuần. Nếu bệnh chưa được chữa lành hoặc triệu chứng vẫn còn thì nên điều trị thêm 4 tuần nữa.
  • Dùng để phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân viêm thực quản đã được chữa lành với liều 20mg, 1 lần/ngày.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở bệnh nhân không bị viêm thực quản: 20mg, 1 lần/ngày.

+ Nếu sau 4 tuần triệu chứng vẫn chưa được kiểm soát thì nên kiểm tra thêm.

+ Nếu các triệu chứng đã được giải quyết, việc kiểm soát các triệu chứng sau đó có thể dùng với liều 20mg, 1 lần/ngày nhưng chỉ dùng vào những ngày khi cần thiết.

  • Để diệt trừ Hp và chữa lành loét tá tràng có nhiễm Hp: Dùng 20mg phối hợp với 1g amoxicillin và 500mg clarithromycin, tất cả dùng 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày.
  • Để diệt trừ Hp và phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Hp: Dùng liều 20mg phối hợp cùng 1g amoxicillin và 500mg clarithromycin, tất cả dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Trẻ em: Do chưa có dữ liệu dùng thuốc ở đối tượng này vì vậy không nên dùng Esotrax cho trẻ.
  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.

– Điều trị cho các đối tượng đặc biệt:

  • Người tổn thương chức năng thận: Không cần phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên, khi điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng vẫn nên thận trọng.
  • Người tổn thương chức năng gan: Không cần điều chỉnh liều nếu tổn thương gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều (liều tối đa là 20mg).

Trên đây là liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo, tuy nhiên khi làm đơn, bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng sức khỏe của bạn để đề ra phác đồ, liều lượng phù hợp nhất. Vì vậy, bạn hãy sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc Esotrax 40 - hộp 30 viên
Thuốc Esotrax 40 – hộp 30 viên

Trên các nghiên cứu lâm sàng đã có báo cáo hoặc nghi ngờ xảy ra một số phản ứng phụ. Cụ thể:

  • Thường gặp: Chủ yếu trên đường tiêu hóa như buồn nôn/nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy/táo bón. Và trên thần kinh thì thường gặp tình trạng nhức đầu.
  • Ít gặp: Trên da: viêm da, ngứa, nổi mề đay; đường tiêu hóa: khô miệng; thần kinh: choáng váng.
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn (phù mạch), phản ứng phản vệ.

Ngoài ra, khi dùng ở dạng racemic có một số phản ứng phụ đã được ghi nhận và có thể xảy ra với esomeprazol:

  • Huyết học: Giảm bạch cầu, tiểu cầu và toàn bộ tế bào máu.
  • Hệ thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ/mất ngủ, kích động/lú lẫn tâm thần có thể phục hồi, trầm cảm, ảo giác (chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nặng).
  • Tiêu hóa: Có thể bị viêm miệng hoặc bệnh nấm do Candida gây ra.
  • Tiêu hóa: Viêm miệng, bệnh nấm Candida đường tiêu hóa.
  • Gan: Men gan tăng, viêm gan có/không có vàng da, suy gan.
  • Cơ và xương: Yếu cơ, đau cơ, đau khớp.
  • Nội tiết: Gây nữ hóa tuyến vú.
  • Da: Nổi mẩn, hồng ban da, hoại tử biểu bì gây độc, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc.
  • Phản ứng quá mẫn như: Phù mạch, sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ; mệt mỏi; rối loạn vị giác, tăng tiết mồ hôi, nhìn mờ, phù ngoại biên và giảm natri máu.

Chống chỉ định

Không dùng Esotrax 40 cho người bị dị ứng, quá mẫn với Esomeprazol, phân nhóm benzimidazol và các thành phần tá dược có trong thuốc.

Tương tác thuốc

Hình ảnh mặt bên hộp thuốc Esotrax 40
Hình ảnh mặt bên hộp thuốc Esotrax 40

Khi sử dụng chung esomeprazol với các thuốc khác có thể làm tăng hoặc giảm sự hấp thu, tác dụng của các thuốc khác:

  • Giảm sự hấp thu của cetoconazol và itraconazol.
  • Có thể làm tăng nồng độ của các thuốc chuyển hóa bằng CYP2C19 như: Diazepam, citalopram, imipramine, clomipramine, phenytoin,… trong huyết tương.
  • Với cisapride thì thấy kéo dài thời gian tác dụng, nhưng nồng độ đỉnh tăng lên không đáng kể.

Phụ nữ có thai và cho con bú có nên dùng thuốc không?

Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên súc vật không thấy esomeprazol và hỗn hợp racemic gây ra tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên sự phát triển của phôi, thai nhi.. Tuy nhiên, trên người vẫn chưa có dữ liệu lâm sàng nào cho đối tượng này. Vì vậy, chỉ khi nào lợi ích lớn hơn rủi ro thì mới nên chỉ định thuốc này cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ đang cho con bú

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay chứng minh nào nói về việc esomeprazol có tiết ra sữa mẹ hay không. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo không nên dùng Esomeprazol trong khi cho con bú.

Quá liều và cách xử trí

Hiện vẫn chưa có bất kỳ ghi nhận nào về tình trạng quá liều của thuốc. Nhưng nếu xảy ra quá liều có thể sẽ rất nguy hiểm vì chưa tìm ra chất giải độc đặc hiệu để xử lý quá liều, chỉ có thể điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ do esomeprazol gắn kết chặt chẽ với protein huyết tương.

Lưu ý khi dùng

  • Cách bảo quản: Thuốc được khuyến cáo bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn 30°C, tránh ẩm và ánh sáng,…
  • Để xa tầm tay trẻ em.
5/5 (1 Review)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1  Theo DrugBank.vn, “Thông tin thuốc Esotrax 40”, xem tại: https://drugbank.vn/thuoc/Esotrax-40&VN-19701-16 (Truy cập ngày 30/09/2021) 
2  Theo EMC, “Chỉ định của Esomeprazole 20 mg”, xem tại: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12019/smpc (Truy cập ngày 30/09/2021) 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

National eHealth - Công Nghệ Thông Tin Trong Y tế & Chăm Sóc Sức Khỏe - 100% nội dung được biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

National eHealth là website cung cấp thông tin Y Tế & Sức Khỏe tin cậy, chuẩn khoa học, dễ đọc, dễ hiểu và đầy đủ bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào truyền thông, chăm sóc sức khỏe theo 05 lĩnh vực chiến lược gồm: điều trị, nghiên cứu, đào tạo, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng.

Tất cả các bài viết đều trích dẫn từ nguồn chính thống và được viết bởi những tác giả là Dược sĩ, Bác sĩ có chuyên môn cao trong hành nghề và được đào tạo bởi các trường đại học uy tín trên cả nước.